Tại sao phải thế?
Hàng ngày nước uống rất cần
Trà xanh giải khát sinh tân hoá đàm
Giải độc lợi tiểu tiêu cơm
Váng đầu chóng mặt lại càng được thanh
Uống vừa khoan khoái thần minh
Uống nhiều khó ngủ thân hình gầy xanh
Uống nhiều lúc đói chẳng lành
Hoả tiêu thận bại, tỳ sinh hư hàn
Nước trà uống lạnh tích đàm
Chi bằng uống nóng khi còn bốc hơi…
(Vệ Sinh Yếu Quyết- Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác)
Qua bài thơ trên, chúng ta có thể thấy, trà không chỉ có nguyên mặt lợi ích mà cũng có những “phản ứng phụ” mà những người bán trà chẳng… bao giờ nói ra. Nhưng trà không thể thay thế nước và càng không phải là thần dược chữa bách bệnh như những truyền thuyết, huyền thoại mà người ta đồn thổi. Nó rất tốt, song cũng lại phản tác dụng nếu như chúng ta quá lạm dụng trà. Sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số tác hại của trà và cách phòng tránh để người dùng có thể hiểu biết hơn mỗi khi sử dụng bất cứ một loại sản phẩm nào!
- Tác hại của caffein
Caffeine là chất có nhiều trong cà phê, trà… Nó có tác dụng rất tốt với não của bạn, giúp kích thích thần kinh, mang lại cảm giác hưng phấn, dễ chịu, lợi tiểu. Trà nói chung có chứa rất nhiều caffeine chỉ thua cà phê nguyên chất mà thôi. Uống quá nhiều trà, cụ thể là hơn năm tách trà mỗi ngày có thể gây ra tình trạng quá tải caffeine và dẫn đến các triệu chứng như tăng huyết áp, đau đầu, căng thẳng, dễ bị kích thích, chóng mặt, run tay, mất ngủ và các vấn đề tiêu hóa.
Lời khuyên cho bạn: Không nên uống quá nhiều trà mỗi ngày, nhất là vào ban đêm hoặc hãy pha một chút sữa khi uống nhé.
2. Giảm hấp thụ sắt trong máu
Uống trà cũng có thể ức chế và làm giảm hấp thu sắt trong ruột của bạn, đặc biệt không tốt đối với những người bị thiếu máu. Sắt là nguyên tố vi lượng không thể thiếu để tạo hemoglobin, giúp vận chuyển oxy trong máu. Uống một tách trà với một bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thụ của cơ thể sắt lên đến 70 phần trăm.
Lời khuyên cho bạn: Nếu bị thiếu máu thì không nên uống trà, bạn cũng đừng nên uống kèm trà trong bữa ăn nhé (sau bữa ăn thì được vì khi vừa ăn vừa uống trà, cơ thể không hấp thụ được hết chất).
3. Nguy cơ bị sỏi thận
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng trà cũng có thể giống như estrogen trong cơ thể của bạn, tác động tiêu cực đối với các khối u nội tiết tố phụ thuộc của vú hoặc tuyến tiền liệt. Độ chua và chát của trà, chủ yếu là do tannin, có thể khó chịu dạ dày của bạn và dẫn đến tiêu chảy. Hơn nữa, oxalat trong trà có thể tích tụ trong thận gây nên sự hình thành sỏi thận nếu bạn uống quá nhiều một cách thường xuyên.
- Lời khuyên cho bạn:Nếu bạn đã trót nghiện món trà thơm ngon rồi thì cũng nên chú ý, pha loãng nó với nước để hạn chế một số tác động xấu của nó nhé!
KẾT LUẬN
Bất cứ dưỡng chất gì, dù là “ Thần Dược” nếu lạm dụng quá cũng sẽ không tốt. Vì thế, hãy tập cho mình một thói quen ăn uống hợp lý và đúng cách để có sức khỏe thật tốt nhé.