
Có khắc phục được không? Hoàn toàn được nhé.
Từ xa xưa thói quen uống trà của người Việt đã có từ rất lâu đời. Trà như một món thức uống không thể thiếu đối với con dân nước Việt. Không những vậy Việt Nam còn nổi tiếng với những đồi trà bao la và bát ngát xanh. Một ngụm trà nóng thoảng nhẹ hương thơm, thêm chút bánh ngọt giúp ấm lòng người bạn phương xa lâu ngày ghé thăm hay làm cho gia đình sát lại gần nhau hơn. Trà xanh tuy rất thơm, ngon nhưng khi pha ra lại hay bị đắng và chát. Chúng ta lại không biết cách khắc phục chúng như thế nào. Hôm nay công ty Trà Thiên Thành sẽ chỉ ra nguyên nhân cũng như giải pháp khi pha trà xanh nhé!
Tại sao khi pha trà xanh lại cho ra vị đắng?
Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân tại sao pha trà lại có vị đắng. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới vị của trà xanh. Một trong những yếu tố quan trong nhất đó là hàm lượng Tanin trong trà. Tanin trà lại phụ thuộc vào giống trà, chất đất, điều kiện khí hậu trồng trà, cách làm hay đơn giản nhất là cách pha trà. Do khẩu vị người dùng thay đổi (và cả năng suất, kinh tế…) mà hầu hết các loại trà cổ (ví dụ trà Trung du ở miền Bắc) có vị đắng chát đặc trưng được thay thế hoặc lai tạo với các giống trà khác chỉ giữ lại vị chát và ngọt hậu. Đặc biệt, ở miền Nam, thổ nhưỡng Bảo Lộc giúp cho chất trà ở đây thơm ngon và chát đậm chứ ít đắng. Đã có giống tốt, vậy tại sao pha trà vẫn bị đắng?
- Đầu tiên phải nói đến nhiệt độ trà
Phần lớn, mọi người pha trà đều đổ trực tiếp nước sôi vào trà xanh.
Nhiệt độ pha trà xanh lý tưởng nhất là trong khoảng 75-85 độ. Vì sao vậy?
Trà xanh lúc này còn rất nhiều chất, một trong số đó là Diệp Lục Tố ảnh hưởng đến sắc trà, Tanin ảnh hưởng tới vị trà và hương thơm… Ngoài ra còn có rất nhiều chất khác như dầu thơm, Cafein…Nhiệt độ dưới 75 độ không đủ để trà tiết hết chất nhưng khi nhiệt độ quá cao, trên 85 độ, Diệp Lục Tố sẽ bị phá vỡ khiến cho xác trà không giữ được màu xanh. Nhiệt độ cao cũng tạo môi trường tốt cho các phản ứng hóa-sinh xảy ra, đặc biệt là Tanin bị Oxy hóa, tạo nên vị đắng đậm của trà. Ngoài ra, nhiệt độ cao trên 85 độ cũng làm cho mất đi 1 lượng Cafein đáng kể.
2. Tiếp theo là thời gian hãm
Hầu như tất cả mọi người đều mắc một lỗi khi pha trà đó là “ngâm” trà quá lâu. Thông thường giống như nhiệt độ nước, mỗi loại trà sẽ có một độ hãm nhất định. Còn nếu bạn “ngâm” trà quá lâu thì trà sẽ có vị đắng và chát vả lại có mùi khó chịu. Trà xanh thì nên pha nhanh hơn những loại trà đen và Oolong.
3. Lượng trà
Khi pha trà thì lượng trà cũng không kém phần quan trọng. Nếu cho quá nhiều thì sẽ bị chát đắng nhưng nếu quá ít thì sẽ không đủ vị để thưởng thức. Tùy từng loại trà mà sẽ có những định lượng khác nhau và bạn có thể gia giảm lượng trà cho phù hợp với khẩu vị của mình.