NHỮNG THÓI QUEN KHI UỐNG TRÀ KHÔNG TỐT CHO THẬN
Uống trà xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ của người uống, tuy nhiên vẫn có vài thói quen mà chúng ta nên hạn chế vì nó đang âm thầm khiến trà xanh trở thành một thức uống gây hại cho thận. Vậy hãy cùng điểm qua đó là những thói quen gì?
Uống trà sau khi say rượu
Uống trà giúp tinh thần sảng khoái, gây kích thích giúp não bộ hưng phấn vì vậy mà cũng có nhiều người tưởng rằng uống trà sẽ giúp giải rượu khiến người say xỉn tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, sự thật là uống trà sau khi uống rượu không chỉ làm nhịp tim đập nhanh ảnh hưởng đến sức khoẻ tim hơn mà còn gây hại đến thận.
Một trong những lợi ích của trà là uống trà có thể làm gia tăng số lần đi tiểu, có tác dụng lợi tiểu. Trong khi đó, rượu chứa nhiều cồn, nếu uống trà sau khi uống rượu, các chất có trong trà xanh sẽ kích thích hệ bài tiết đào thải cùng lúc rượu và nước trà ra ngoài, gây sức ép cho thận.
Uống trà khi bụng đói
Một số người có thói quen uống trà thay cho nước lọc, đặc biệt là uống khi bụng đói, để làm dịu cơn khát và cơn đói. Nhưng trong nước trà xanh chứa một chất gọi là Fluorine, có chứa độc tính nhất định. Vì vậy, uống trà xanh khi đói sẽ cản trở quá trình tiêu hóa.
Khi những chất này đi vào thận, làm gia tăng gánh nặng cho thận, đồng thời gây khó chịu cho dạ dày, dẫn tới một số triệu chứng như mờ mắt, say trà,...
Uống trà thay nước lọc, quá đặc
Nhiều người có thói quen uống trà xanh thay cho nước lọc hàng ngày và pha trà rất đặc. Tuy nhiên, thói quen này không tốt, có thể dẫn tới hình thành sỏi thận. Bởi vì, trong nước trà xanh có chứa axit oxalic, nếu uống nhiều và quá đặc, lượng axit oxalic tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ dễ gây sỏi thận.
Uống trà quá đặc không chỉ gây hại cho thận, mà còn có hại cho dạ dày. Ngoài 3 thói quen phổ biến trên, uống trà trước khi đi ngủ cũng sẽ kích thích thần kinh, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, cơ thể thiếu ngủ sẽ mệt mỏi và ảnh hưởng tới thận.
TRÀ THIÊN THÀNH (Nguồn: Sohu)