VÀI ĐIỀU LƯU Ý KHI UỐNG TRÀ XANH
Uống trà được xem là một bộ môn nghệ thuật vì trà không chỉ đơn thuần để uống mà còn phải uống sao cho đúng cách để vừa tốt cho sức khoẻ, vừa giúp trà phát huy hết tác dụng của nó để mang lại những lợi ích về sức khoẻ cho bản thân người uống.
Trà xanh là thức uống vô cùng quen thuộc của người Việt Nam mà hầu như nhà nào cũng có bởi công dụng nó mang lại cho sức khoẻ như bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân, phòng chống các bệnh ung thư như phổi, thận, tăng cường sức khoẻ tim mạch,...
Tuy nhiên để phát huy hết tác dụng mà trà xanh mang lại, chúng ta cần lưu ý một vài điều để tránh việc uống trà xanh trở thành " chất độc dược" phản tác dụng và gây ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ
UỐNG TRÀ QUÁ NÓNG
Uống trà quá nóng là một trong những sai lầm mà người uống dễ mắc phải khi thưởng trà. Vì mọi người hay nhầm tưởng rằng để nước càng sôi đổ vào trà thì trà sẽ ra đậm nước và ngon hơn nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu thì việc đổ nước quá sôi vào trà và giữ nhiệt độ này lâu ở trong trà sẽ khiến chất tanin trong trà bị hoà tan, chất dầu thơm bị bốc hơi, đồng thời là vitamin C và các chất dinh dưỡng khác trong trà sẽ bị phân huỷ và chuyển đổi thành các chất có hại cho sức khoẻ.
Vì vậy, khi uống trà, chỉ nên pha trà và duy trì nhiệt độ nước từ 60 - 80 độ C nhằm đảm bảo chúng ta vừa uống được trà ngon vừa giữ được các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Cũng cần lưu ý tránh uống trà bị nguội sẽ làm chúng ta bị lạnh bụng và chất lương trà cũng sẽ không bằng khi trà nóng.
UỐNG TRÀ QUÁ ĐẬM
Rất nhiều người quan niệm rằng trà càng đậm sẽ càng ngon và từ đó dần hình thành thói quen uống trà đậm. Không chỉ phổ biến ở người thế hệ trước và giới trẻ bây giờ cũng dần thích uống trà đậm hơn. Nhưng thói quen này sẽ khiến chúng ta thiếu vitamin B gây mắc nguy cơ mắc phải các bệnh như co thắt niêm dạ dày, ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá bởi trà đặc chứa chất tanin hàm lượng cao, thường xuyên hấp thụ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ.
Việc uống trà đậm còn khiến chúng ta giảm khả năng hấp thụ sắt trong thức ăn, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu. Ngoài ra, uống trà quá đậm cũng khiến cơ thể hấp thụ một lượng lớn caffein gây mất ngủ và các chứng bệnh đau đầu hoặc đau nửa đầu,...
NƯỚC TRÀ ĐỂ QUÁ LÂU
Như đã nói sơ qua ở trên, nhiều người không quá bận tâm khi để nước trà nguội thậm chí là qua đêm nhưng sử dụng nước trà thật sự không tốt cho sức khoẻ của bạn và cũng ảnh hưởng tới quá trình uống trà của bạn. Nó không chỉ giảm đi vị ngon của trà mà còn dẫn đến lượng caffein và chất tanin tăng cao gây khó chịu, không tốt cho hệ tuần hoàn, đặc biệt là những người mắc bệnh gout.
Chưa kể đến việc ngâm trà quá lâu còn tiết ra hợp chất polyphenols làm đẩy nhanh quá trình oxy hóa tự nhiên, giảm dưỡng chất trong trà và tạo điều kiện lý tưởng để vi sinh vật như nấm và vi khuẩn phát triển.
KẾT: Tuỳ vào từng loại trà mà nhiệt độ pha trà sẽ khác nhau riêng trà xanh thì bạn chỉ nên pha ở nhiệt độ 60-80 độ C. Hạn chế dùng nước sôi quá 80 độ C, cũng như không nên uống trà để lâu hoặc để qua ngày và đặc biệt không nên uống trà đậm quá, nếu bạn quá thích uống trà đậm và không thể pha nhạt hơn thì có thể uống dãn ngày, 1 tuần chỉ nên uống nhiều nhất 2-3 ngày.
TRÀ THIÊN THÀNH.